Ưu điểm khi ứng dụng Blockchain trong doanh nghiệp
Blockchain đang ngày càng chứng tỏ được những tiềm năng to lớn và vai trò của mình trong doanh nghiệp. Với khả năng vô hạn của mình trong việc bảo mật và lưu trữ thông tin đã và đang là “tâm điểm” quan tâm của rất nhiều nghành nghề hiện nay. Mọi người mong muốn nhìn thấy những ứng dụng Blockchain tiềm năng trong doanh nghiệp được ra đời. Theo dõi Omatech Web3 để có thể xem được những bài viết về blockchain.
- Đảm bảo sự minh bạch thông tin: Các chuỗi khối Blockchain được liên kết chặt chẽ với nhau đồng thời được xác nhận bởi các thành viên tronng mạng, đảm bảo tính minh bạch trong doanh nghiêp.
- Giảm thiểu sự gian lận, lừa đảo: Nhờ các hợp đồng thông minh (smart contract) sẽ giúp thông tin minh bạch, bất biến và giảm được gian lận, lừa đảo.
- Hạn chế chi phí: Nhờ loại bỏ được bên thứ 3 làm giảm thiểu được sự can thiệp từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
Dứoi đây là một số trường hợp công nghệ Blockchain đã được ứng dụng thực tiễn trong doanh nghiệp. Blockchain đang làm một cuộc “cách mạng hoá” trong các nghành nghề khác nhau.
Theo thống kê đã ghi nhận sự tăng trưởng theo cấp số nhân về lượng vốn huy động của các dự án Blockchain trong những năm trở lại đây khi mà các ứng dụng mới của công nghệ này xuất hiện, trải dài từ lĩnh vực thuộc các doanh nghiệp tư nhân đến các dịch vụ công. Trong đó không thể không nhắc đến 6 ứng dụng thật sự tạo được nhiều sự chú ý nhấy này.
1.Quản lý chuỗi cung ứng
Một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay đang bắt nguồn từ việc quản lý chuỗi cung ứng, cụ thể hơn là sự thiếu mình bạch giữa các nhà cung cấp gây khó khăn cho những nhà mô giới. Sổ cái phân tán của công nghệ Blockchain, vấn đề này có thể được dễ dàng giải quyết.
Blockchain cho phép nhiều người dùn cùng lúc truy cập vào một cơ sở dữ liêu, từ đó làm tăng tính minh bạch của toàn chuỗi cung ứng. Các thông tin trong cuốn sổ cái Blockchain cũng không thể bi thay đổi. Tất cả các giao dịch hợp lệ dược đóng dấu thời gian (timestamp), hõ trợ rất nhiều trong quá trình kiểm tra và ngăn chặn các hành vi trộm cắp, lừa đảo.
Việc ứng dụng Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng phần nào cải thiện tính tuân thủ quy định của các doanh nghiệp, giảm lượng công việc “giấy” cũng như làm giảm chi phí một cách đáng kể.
Việc ứng dụng Blockchain trong nghành dịch vụ ăn uống sẽ hỗ trợ người tiêu dùng trong việc xác thực thông tin sản phẩm, giúp họ biết liệu những thông tin in trên bao bì kia có đúng với sự thật hay không. Hệ thống Blockchain cũng có thể được ứng dụng trong ngành dược phẩm, khi mà chất lượng và nguồn gốc của các loại thuốc là điều đầu tiên người mua hàng quan tâm.
2. Bảo mật tính danh mạng
Hacker và giả mạo danh tính người dùng trên mạng là một trong những vấn đề tồn tại nhức nhối hiện nay, nhất là khi những cải tiến về công nghệ vẫn không thể giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Blockchain với tính năng bất biến giúp người dùng yên tâm lưu trữ các thông tin cá nhân mà không lo bị trộm hay bị thay đổi thông tin. Nhờ có mạng lưới phân quyền, các dữ liệu trên Blockchain gần như bất khả xâm phạm trước các cuộc tấn công mạng. Các ID quản trị có thể hỗ trợ người dùng truy cập dữ liệu của họ mà không gặp bất kì cản trở nào
Nền tảng nhận dạng bảo mật của công ty Civic hỗ trợ xác thực sinh trắc học đa yếu tố đối với username và password. Người dùng phải trả qua quá trình xác thực tính danh trước khi có thể tạo ID và ID này có thể được chính phủ hay các ngân hàng sử dụng trong xác thực giao dịch.
Ngoài ra, ID này cũng có thể được sử dụng để lưu trữ thông tin người dùng trên hệ thống blockchain, ví dụ như thông tin tài khoản trên mạng xã hội hay các hồ sơ y tế. Các ID kỹ thuật số này không những hỗ trợ người dùng xác thực các giao dịch trực tuyến một cách an toàn và nhanh chóng mà nó còn ngăn chặn các cá nhân, tổ chức thực hiện thu thập và kiếm lời trái phép từ thông tin cá nhân của người dùng.
3. Phân tích dự đoán chính xác hơn
Bên cạnh việc lưu trữ, bảo mật một lượng thông tin khổng lồ về các giao dịch trên hệ thống Blockchain, hệ thống này cũng hỗ trợ xử lí, phân tích, và đưa ra các dự đoán chi tiết từ các thông tin này. Người đam mê công nghệ hẳn không còn lạ gì về cụm từ AI – Artificial Intelligence, hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo.
Việc kết hợp AI với Blockchain giúp đưa ra những phân tích và dự đoán chính xác, phục vụ cho công tác lên kế hoạch và phát triển của doanh nghiệp. Endor, một AI dựa trên blockchain, sử dụng ngôn ngữ xử lý tự nhiên để trả lời các câu hỏi trong thời gian thực là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp nay.
Với sự hỗ trợ đến từ AI, các doanh nghiệp có thể tận dụng lượng dữ liệu từ hệ Blockchain trong cách dự án của mình mà không cần tiếp xúc trực tiếp với dữ liệu người dùng.
4. Y tế
Hiện nay, các ghi chép hay cụ thể hơn là các hồ sơ y tế của người dân đang không được lưu trữ hợp lý. Việc sử dụng các hồ sơ giấy truyền thống gây trở ngại rất nhiều khi cần chia sẻ thông tin giữa các phòng khoa hay bệnh viện.
Nếu ứng dụng Blockchain, hồ sơ y tế của từng cá nhận sẽ được lưu trữ trên một hệ thống sổ cái phân tán với độ bảo mật cao. Những dữ liệu này hoàn toàn có teher được truy cập một cách dễ dàng khi cần đến. Các bên liên qian khác nhau có loại quyền truy cập khác nhau nhảm đảm vảo sự riêng tư cho cá nhân.
Nhìn chung, Blockchain giúp theo dõi hồ sơ y tế của người dùng một cách dễ dàng, thậm chí tạo phương thức kiếm tiền cho cá nhân bằng cách cung cấp thông tin cho các dự án nghiên cứu.
Medicalchain, một công ty khởi nghiệp ứng dụng blockchain (Chưa được kiểm duyệt) , sử dụng công nghệ này để ghi lại một cách an toàn các hồ sơ sức khỏe của cá nhân. Các thông tin được lưu trữ sẽ được các bác sĩ, dược sĩ, hay các công ty bảo hiểm sức khỏe sử dụng. Người dùng có toàn quyền kiểm soát với các thông tin của họ được hệ thống ghi chếp lại.
5. Năng lượng
Blockchain có lẽ chính là giải pháp tối ưu cho thị trường năng lương. Bàng cách ghi chép lại các tiện tích của người dùng, năng lượng có thể được sử dụng như một loại nguyên liệu. Hiện nay, các tập đoàn lớn bán năng lượng thưo một mức giá cố định.
Khi ứng dụng Blockchain, năng lượng sẽ như các loại hàng hóa khác, chịu sự tác động của cung – cầu thị trường từ đó biến động về giá. Việcđo lường điện thông min sẽ giúp người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất giảm đảm kể các khoản phí tổn.
Một doanh nghiệp khởi nghiệp tại Úc, Power Ledger ứng dụng Blockchain trong việc đo lượng điện năng sử dụng, từ đó hỗ trợ người dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch liên quan đến điện năng mà không cần thông qua lưới diện trung tâm, giảm bớt sự độc quyền trong thị trường điện năng.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất
Từ lâu việc đăng kí quyền sử dụng đất đã gặp nhiều khó khắn, đặc biệt là về vấn đề giả mạo và lừa đảo. Nếu ứng dụng Blockchain, vấn đề này sẽ được giải quyết hoàn toàn do mọi hồ sơ sẽ được lưu trữ và bảo mật trong hệ thống, giảm tối thiểu khả năng gian lận.
Hơn nữa, nó cũng giúp cắt giảm bớt lượng nhân công không cần thiết cũng như lượng công việc giất tờ vốn từ lâu là gánh nặng cho các cơ quan hành chính. Có thể nó, đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất hiện nay sau tiền ảo của Blockchain, nhất là khi ngày có càng nhiều các quốc gia tham gia kí kết với các nhà khởi nghiệp Blockchain trong vấn đề sở hữu đất đai. Gần đây, Trung Quốc, Ấn Độ, Thủy điện, Kenta, và nhiều quốc gia khác đều đang có động thái, thể hiện sự quan tâm tới ứng dụng này của Blockchain.
7. Ứng dụng hợp đồng thông minh
Nhờ các hợp đồng thông minh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Giúp mọi giao dịch được thực hiện một cách minh bạch và an toàn.
8. Ứng dụng bỏ phiếu điện tử bình chọn online
Một thế mạnh vô cùng to lớn của Blockchain chính là phi tập trung linh hoạt, các ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ vận dụng cho bỏ phiếu điện tử.
Thay vì tốn thời gian và tiền bạc cho bỏ phiếu thông thường thì việc bầu cử bằng phiếu điện tử qua công nghệ Blockchain sẽ đem lại những ưu điểm tuyệt vời hiệu quả nhanh chóng, minh bạch và đảm bảo an toàn tránh gian lận.